29/09/2022
0

Tham vọng trở thành cường quốc chất bán dẫn của Ấn Độ

Bên cạch các quốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc,.. thì hiện nay Ấn Độ đang tích cực tìm cách xây dựng liên minh chiến lược về chất bán dẫn. Nước này đã và đang có những động thái mới trong sản xuất chip và tăng cường các sáng kiến cho ngành công nghiệp này.

Bắt đầu từ việc thu hút đầu tư từ những "gã khổng lồ"

Kế hoạch của Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi là đang tập trung nỗ lực thu hút các công ty lớn từ nước ngoài bởi lẽ Ấn Độ thường không nằm trong danh sách các quốc gia hàng đầu về chất bán dẫn. Vì vậy mà khó có nhiều công ty chip lớn cũng như khó thu hút được những công ty tiên tiến hàng đầu.

43889.jpg (1000×563)

Vào cuối năm vừa rồi, Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch trị giá 10 tỷ USD tập trung vào ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó sẽ "tăng cường gấp đôi" nỗ lực để thu hút các công ty bên ngoài tới phát triển các lĩnh vực mà Ấn Độ đang có lợi thế.

Điểm mạnh mà người Ấn Độ dựa vào là gì?

Số vốn lớn, thời gian xây dựng nhà máy kéo dài, môi trường kinh doanh bấp bênh, thuế phí cao,... và thêm nhiều nguyên nhân khác là lý do khiến các công ty sản xuất chip không thể thành lập ở Ấn Độ.

43888.jpg (1000×667)

Nhưng Ấn Độ có một số thế mạnh để trở thành một trung tâm sản xuất chip toàn cầu. Đó là thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ với nền kinh tế đông dân thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, Ấn Độ còn có vô số chuyên gia về kỹ thuật với vốn tiếng Anh tốt và lực lượng lao động giá rẻ"

Khó khăn trong việc sản xuất tập trung

Mặc dù thiết kế chip là lĩnh vực mà các nhà phân tích nhận định Ấn Độ có thể gặt hái thành công trong chuỗi cung ứng, nhưng khâu sản xuất lại là trở ngại đối với quốc gia đông dân thứ hai thế giới.

Ấn Độ chưa có bất kỳ nhà máy sản xuất chip bán dẫn nào. Thêm vào đó ông Kotasthane nhận định "Nhiều quốc gia đang thu hút đầu tư vào các cơ sở đúc chip tiên tiến nhất bằng cách tung ra các gói ưu đãi lớn hơn. Vì vậy, Ấn Độ có thể sẽ phải giảm bớt tham vọng của mình".

43887.jpg (1000×560)

Tuy nhiên, chính phủ nước này đã tìm cách thu hút đầu tư của các hãng chip nước ngoài.

Đáng kể, ISMC Digital đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 3 tỷ USD ở Ấn Độ, còn Tower Semiconductor, một công ty chất bán dẫn của Israel, sẽ là đối tác công nghệ trong dự án 3 tỷ USD.

Trước đó, Foxconn - công ty chuyên lắp ráp iPhone cho Apple, và Công ty khai khoáng Vedanta của Ấn Độ đã hợp tác xây dựng một cơ sở sản xuất chip trị giá 19,5 tỷ USD ở quốc gia Nam Á.

Đăng nhập

Chat