09/09/2022
0

Cơ chế của công nghệ Sạc không dây

Công nghệ sạc không dây đã tồn tại cách đây hơn 100 năm. Tuy nhiên vẫn có rất ít người biết đến nó cho đến khi công nghệ này được phổ biến rộng rãi trên các dòng smartphone hiện đại. Bài viết này sẽ trình bày cách thức hoạt động của công nghệ này và chắc chắn sạc không dây sẽ sớm được xuất hiện rộng rãi trong gia đình của bạn.

Lịch sử của sạc không dây

Trước hết phải nói về lịch sử hình thành của việc truyền năng lượng mà không cần sử dụng dây dẫn. Nguyên lý của mạch sạc không dây đầu tiên do Nikola Tesla thử nghiệm vào những năm 1891 – 1898. Ông đã đat được thành tựu bằng cách tạo ra từ trường hay cảm ứng từ giữa mạch phát và mạch thu. Bằng cách đó ông đã truyền điện qua khoảng cách ngắn mà không cần kết nối dây.

Mạch Sạc Không Dây WCR1 5W

Nhưng ngoại trừ bàn chải đánh răng; biến thể của cuộn Tesla trong các mạch Radio và Tivi đời cũ thì trong hơn 100 năm sau đó công nghệ này vẫn chưa có nhiều ứng dụng thực tế.

Cho đến ngày nay, hàng loại các sản phẩm công nghệ thông minh ra đời, thay vì phải sử dụng phương pháp sạc truyền thống qua dây nguồn hoặc dock sạc thì sạc không dây lại dần được khai thác và phát triển hơn mang lại sự thuận tiện với nhiều ưu điểm mà nó mang lại.

Nguyên lý hoạt động của sạc không dây

Nguyên lý sạc không dây hoạt động dữa trên từ trường cảm ứng.

Khi cho dòng điện đi vào 1 cuộn dây thì dòng điện sẽ tạo ra từ trường xung quanh cuộn dây này. Nếu ta đặt 1 cuộn dây khác đồng trục, cuộn dây thứ 2 cũng tạo ra dòng điện.

43064.jpg (1000×558)

Khoảng cách của 2 cuộn dây và sự đồng trục của nó ảnh hưởng rất nhiều tỉ lệ thuận với hiệu suất. Càng gần và càng đồng trục thì dòng điện sinh ra có hiệu suất cao nhất.

Một phương pháp khác dựa vào từ trường xoay chiều.

43065.jpg (1000×552)

Từ trường xoay chiều có dòng điện với tần số thay được. Dòng điện được cung cấp cho cuộn đầu tiên, tạo ra từ trường xoay chiều xung quanh cuộn đầu tiên. Nếu đặt cuộn dây thứ 2 trong vùng từ trường cuộn 1 nó sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều.

Ưu điểm, nhược điểm của sạc không dây

Ưu điểm

Công nghệ sạc không dây được phát minh có nhiều ưu điểm nổi bật giúp ích cho người dùng như:

  • Giúp hạn chế những rủi ro, tai nạn như cháy nổ khi sử dụng sạc dây kém chất lượng.
  • Mang lại sự tiện lợi hơn cho người dùng, tránh phải đem theo nhiều loại dây cáp hoặc dock sạc, cục sạc dự phòng rườm rà, phức tạp.
  • Công nghệ sạc không dây vẫn cho hiệu quả sạc tốt, giúp việc sạc pin đơn giản và an toàn hơn so với kiểu sạc có dây thông thường.

Nhược điểm

Bên cạnh đó, công nghệ sạc này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

  • Vẫn còn hạn chế đối với những chiếc điện thoại có phần vỏ bằng kim loại như: nhôm, thép vì nó không thể sạc được qua kim loại.
  • Tốn thời gian nhiều hơn và làm thiết bị nóng hơn so với sạc có dây.
  • Thiết bị khi luôn ở trạng thái sạc sẽ làm giảm tuổi thọ của pin.

Liệu những bộ sạc cảm ứng này có an toàn?

Mọi người hướng sợ những thứ phát ra "sóng" cững như "tín hiệu", và cho rằng chúng có hại theo một cách nào đó, chẳng hạn như lò vi sóng, bộ định tuyến Wi-Fi, và thậm chí cả điện thoại thông minh. Tuy nhiên, giống như hầu hết những thứ được liệt kê, bộ sạc cảm ứng tuyệt đối an toàn.

Mạch Sạc Không Dây EK1854

Trong thực tế, các bộ sạc này thậm chí còn an toàn hơn so với những bộ sạc thông thường vì chúng không có dây, đồng nghĩa bạn được bảo vệ khỏi những cơ hội dù là nhỏ nhất của việc hứng chịu một cú sốc điện. Đồng thời trường điện từ của bộ sạc cảm ứng tạo ra không thể đủ mạnh để làm hại đến con người.

Nhà khoa học Nikola Tesla đã tiên phong ý tưởng này vào cuối những năm 1800 và nói rằng năng lượng có thể được truyền qua một trường điện từ giữa hai đối tượng. Trong thực tế, ông đã hình dung ra các khái niệm về sạc cảm ứng hai thế kỷ trước khi thiết bị đầu tiên ra đời. Và không ngoa khi nói rằng Tesla là "người đàn ông phát minh ra thế kỷ 20".

Đăng nhập

Chat