20/04/2024
0

Điện áp là gì? Đơn vị và ký hiệu

Điện áp là gì?

Điện áp, hay còn gọi là hiệu điện thế, là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm trong điện trường. Nó thể hiện mức độ "chênh lệch điện" giữa hai vị trí điện áp cao và điện áp thấp, tạo ra lực đẩy để dòng điện di chuyển.

Có thể ví điện áp như áp suất đẩy nước chảy trong ống. Càng có sự chênh lệch về áp suất (điện áp) giữa hai đầu ống, dòng nước (dòng điện) sẽ càng chảy mạnh.

Điện áp được đo bằng đơn vị vôn (ký hiệu là V).

Theo khái niệm điện áp là gì và các ký hiệu vật lý thì ta có thể định nghĩa đơn giản như sau: Tại 2 điểm A, B để đo công thực hiện hay chênh lệch điện thế giữa 2 điểm này ta sẽ có công thức tính V(AB) = V(A) – V(B) = – V(AB)

Ở 1 điểm thì hiệu điện thế được tính theo công thức: V = U = I x R

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện.
  • R là điện trở hay phần cản của điện.

Ví dụ: Bảng điện A có hiệu điện thế tính toán được là 220V, bảng điện B tính được hiệu điện thế là 180V thì sau khi xác định mức điện áp sẽ là 40V.

Các loại điện áp phổ biến:

  • Điện áp một chiều (DC): Dòng điện di chuyển theo một chiều nhất định. Ví dụ: pin, acquy, nguồn điện một chiều.
  • Điện áp xoay chiều (AC): Dòng điện thay đổi chiều theo thời gian. Ví dụ: ổ cắm điện gia đình, nhà máy điện.

Các khái niệm về điện áp mà bạn cần biết

Trên lý thuyết, có 7 khái niệm về điện áp mà bạn cần biết để bạn có thể hiểu hơn về chúng.

Bảng khái niệm điện áp
Khái niệm Mô tả
Điện áp định mức Điện áp định mức còn được biết đến là điện áp danh định, đây là một đại lượng quan trọng của lưới điện (ký hiệu Uđm hoặc Udd). Có vai trò là cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện, đồng thời quyết định đến khả năng chịu tải của lưới điện tốt hay không. 
Điện áp DC DC là điện áp một chiều, nó là hiệu điện thể giữa hai cực của nguồn điện qua mạch một chiều.
Điện áp xoay chiều Còn được là điện áp AC: Có chiều và cường độ điện áp thay đổi theo thời gian về độ lớn lẫn chiều.
Điện áp tiếp xúc và điện áp bước Điện áp bước: Nó được xác định giữa hai chân người khi bước lên trên mặt đất trong vùng sự cố (chỉ những vị trí có đất bị nhiễm điện do những tác động của sét, ngắn mạch…)

Điện áp tiếp xúc: Được xác định giữa vị trí chân người đứng với phần tiếp đất của thiết bị.
Điện áp pha Là điện áp đo được giữa dây pha - dây trung tính. Hay hiểu đơn giản hơn thì nó chỉ là điện áp ở trên dây đó.

Điện áp dây: Giữa hai dây pha. 
Điện áp định danh Là giá trị điện áp có đơn vị V được thể hiện trên danh nghĩa xác định hay nhận dạng điện áp của một hệ thống điện nào đấy. 
Điện áp hiệu dụng Bằng giá trị trung bình bình phương của điện áp cực đại ở hai đầu của đoạn mạch.

Vai trò của điện áp:

Điện áp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, là nguồn năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động:

  • Thắp sáng: Điện áp cung cấp năng lượng cho bóng đèn để phát sáng.
  • Nấu nướng: Điện áp cung cấp năng lượng cho bếp điện, lò nướng để nấu nướng.
  • Vận hành các thiết bị điện: Điện áp cung cấp năng lượng cho quạt, máy lạnh, tivi, máy tính,... để hoạt động.
  • Truyền tải điện năng: Điện áp được sử dụng để truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các hộ gia đình và khu công nghiệp.

Lưu ý về điện áp:

  • Mỗi thiết bị điện đều có điện áp hoạt động định mức. Sử dụng thiết bị điện ở điện áp cao hơn hoặc thấp hơn điện áp định mức có thể làm hỏng thiết bị.
  • Cần cẩn thận khi sử dụng điện để tránh bị điện giật.

Tóm lại

Điện áp là đại lượng vật lý quan trọng trong lĩnh vực điện. Hiểu rõ về điện áp sẽ giúp bạn sử dụng điện an toàn và hiệu quả hơn.

Nguồn:  https://www.truongcongly.com/2024/04/dien-ap-la-gi-tim-hieu-ve-dien-ap.html

Đăng nhập

Chat