09/09/2022
0

Máy đo khoảng cách bằng Laser

Máy đo khoảng cách được biết đến là sản phẩm hữu ích nhất để xác định khoảng cách giữa các địa điểm. Máy được ứng dụng rất nhiều trong ngành trắc địa, xây dựng…Hãy cùng thegioiic tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó trong bài viết này.

Máy đo khoảng cách là gì?

Máy đo khoảng cách hay còn được gọi với những tên gọi khác nhau là máy đo xa, máy đo độ dài, máy đo độ cao, thước đo điện tử,...Là công cụ đo được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống đặc biệt là ở lĩnh vực xây dựng, thiết kế, thi công nội thất....

43138.jpg (1354×844)

Máy Đo Khoảng Cách 40m 

Thước Laser được sử dụng để đo chiều dài, đo diện tích, thể tích cho kết quả đo chính xác, nhanh chóng dựa trên phản hồi của tia laser khi chiếu đến một vật cản để xác định khoảng cách từ điểm A đến điểm B bất kỳ.

Cấu tạo và nguyên lý của thước đo khoảng cách

Cấu tạo

Mặc dù có nhiều loại và thương hiệu máy đo khoảng cách bằng laser khác nhau trên thị trường, nhưng về cơ bản thì thiết bị này sẽ thường có 5 bộ phận chính là:

  • Bộ phận ngắm
  • Bộ phận phát xung tia laser
  • Bộ phận màn hình
  • Bàn phím
  • Chân máy

Máy được cắm vào chân máy và pin để có thể hoạt động được. Với mỗi loại máy đo sẽ có cấu tạo khác nhau đôi chút. Nhưng hầu hết đều tập trung phát triển, tập trung theo chùm tia laser.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý đo khoảng cách bằng laser hiểu đơn giản là việc ứng dụng sự phản xạ của tia laser để đo khoảng cách.

Cụ thể hơn là khi sử dụng máy đo khoảng cách laser để xác định độ dài/khoảng cách của một điểm thì thiết bị sẽ chiếu tia laser từ điểm đo đến điểm cần đo, khi tia laser gặp vật cản tại vị trí cần đo, nó sẽ đem đến sự phản hồi. Thông qua vận tốc lan truyền và thời gian đi, về của tia laser mà thiết bị sẽ tính toán được khoảng cách từ điểm đặt máy đến vật thể cần đo.

Một số máy đo khoảng cách có thể điều chỉnh riêng nhưng hầu hết đều tập trung theo chùm tia laser.

Các tính năng chính trên thước đo laser

Máy Đo Khoảng Cách 80m

  • Đo chiều dài, khối lượng, thể tích, diện tích: Thiết bị có thể đo được kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao và tính toán diện tích, chu vi,... tự động trên mọi địa hình với kết quả chính xác cao từ các thông số thu được chỉ sau một nút bấm.

  • Đo khoảng cách liên tục: Vật thể có thể di chuyển một khoảng cách tương đối, khi đo trị số đo được sẽ cập nhật liên tục cách nhau khoảng 0.5 giây. 

  • Phép đo khoảng cách chia đều: Chức năng này thường được sử dụng để lắp đặt hệ thống cửa, cột, chia phòng… Thước đo điện tử sẽ giúp bạn đo và đánh dấu nhanh chóng các điểm có khoảng cách bằng nhau.

  • Đo khoảng cách nhỏ nhất/lớn nhất: Với chức năng này, bạn sẽ tìm được cạnh ngắn nhất hoặc dài nhất dựa theo chức năng Pythagoras.

  • Đo gián tiếp: Sử dụng để đo những khoảng cách có vật cản trở tia laser, không thể đo trực tiếp được hoặc do không có bề mặt mục tiêu nào được sử dụng như là vật phản chiếu. Quy trình đo này chỉ diễn ra trong chiều thẳng đứng, bạn có thể sử dụng thêm giá đỡ 3 chân để cải thiện độ chính xác.

  • Đo độ nghiêng: Chế độ này thường được sử dụng để đo độ nghiêng, độ dốc của cầu thang, đo đường, lắp đặt ống…Mỗi máy sẽ có phạm vi độ nghiêng riêng, nếu vượt quá phạm vi cho phép máy sẽ đưa ra cảnh báo

Đăng nhập

Chat