05/10/2019
0

Công tắc hành trình - cấu tạo và phân loại

Công tắc hành trình là thiết bị cảm biến tiệm cận gồm một cần truyền động vật lý kết nối với tiếp điểm và ngõ ra. Khi một vật tiếp xúc với cần truyển động, thiết bị kích hoạt tiếp điểm để thực hiện kết nối hoặc ngắt mạch điện.
Công tắc hành trình có ba phần chính:

  • Đầu truyền động - là một phần của công tắc tiếp xúc với vật tác động. Một số công tắc hành trình có đầu truyền động tuyến tính, xoay hoặc chuyển động vuông góc để mở hoặc đóng tiếp điểm điện.
  • Thân công tắc – là bộ phận chứa cơ cấu tiếp điểm điện, tiếp điểm sẽ mở hoặc đóng mạch điện khi cần truyền động bị tác động.
  • Điện cực - là bộ phận chứa tiếp điểm và ốc vặn để nối dây.

https://thegioiic.com/upload/large/17066.jpg

Loại cần truyền động:
Công tắc hành trình có nhiều loại cần truyền động. Loại cần truyền động được xác đinh bởi vị trí gắn, lực và vật tác động.

  • Cần xoay - có cần lẫy, một con xoay ở cuối cần, nó sẽ tác động tiếp điểm trong công tắc.
  • Pít tông - sử dụng trong các máy có chuyển động ngắn mà không thể dùng cần lẫy.
  • Lò xo – cần độ truyền động dài bằng lò xo có thể được uốn cong theo nhiều hướng. Loại này được sử dụng nhiều để đếm sản phẩm khi nó đi qua công tắc hành trình.
  • Lẫy chữ V(Forked) – được sử dụng để duy trì tiếp điểm, bao gồm 2 cần lẫy con lăn. Một con lăn sẽ di chuyển công tắc và khi cái thứ 2 được di chuyển tới hướng đối diện nó sẽ reset công tắc.

https://thegioiic.com/upload/large/17067.jpg

Đăng nhập

Chat